Quyền lực tổng quát của chính quyền trung ương (liên bang) Luật_Hiến_pháp_Hoa_Kỳ

bài đang được hoàn thiện

'Chính quyền' (government) ở Mỹ bao gồm ba (3) nhóm cơ quan sau: Hành pháp (nội các), Lập pháp (tức Quốc hội), và Tòa án. Chữ 'Judicial' được dùng chỉ hệ thống tòa án Mỹ, nhưng có khi được dịch thành 'Tư pháp' dễ bị nhầm lẫn với Bộ Tư Pháp là cơ quan thực thi quyền công tố của bên hành pháp. Ở cấp quốc gia (liên bang) thì có hành pháp liên bang, lập pháp liên bang và tòa án liên bang, và ở cấp địa phương (tiểu bang) thì có hành pháp tiểu bang, lập pháp tiểu bang và tòa án tiểu bang riêng. Trên báo chí, khi nói đến Quốc hội Mỹ tức là cơ quan lập pháp liên bang, khi nói đến Chính phủ Mỹ tức là nói đến cơ quan hành pháp liên bang (nội các), và khi nói đến Tòa án thì phải nói rõ đó là Tòa liên bang, Tòa tối cao, hay Tòa địa phương kèm tên tiểu bang.

  1. Chính quyền trung ương Hoa Kỳ theo hệ thống liên bang (federalism) trong đó chính quyền quốc gia (liên bang) tồn tại song song với chính quyền địa phương (tiểu bang). Mọi hành động của chính quyền liên bang phải được Hiến pháp cho phép. Ngoài ra, Hiến pháp cũng có quy định một số lãnh vực mà cả hai chính quyền đều có thẩm quyền, nhưng thẩm quyền của chính quyền liên bang được ưu tiên hơn.
  2. Điều khoản về sự "Cần Thiết và Hợp Lẽ": khi Hiến pháp giao một số quyền giới hạn cho chính quyền trung ương liên bang, Hiến pháp cũng quy định rõ chính quyền liên bang mà cụ thể là Quốc hội Mỹ (liên bang) được phép ban hành tất cả các luật "cần thiết và hợp lẽ" để thi hành các quyền (giới hạn) mà Hiến pháp giao cho chính quyền trung ương liên bang. Điều này có nghĩa là nếu Quốc hội Mỹ muốn (làm luật nhằm đạt) một tiêu chí nào đó trong quyền hạn cụ thể (được Hiến pháp cho phép) thì Quốc hội Mỹ có thể dùng mọi phương thức và phải hội đủ 2 điều kiện: (1) liên quan một cách hợp lý đến tiêu chí đó, và (2) phương thức sử dụng không bị Hiến pháp cấm.
  3. Không thể vi phạm điều khoản cụ thể khác trong Hiến pháp: Đôi khi hành vi của chính quyền liên bang (Quốc hội, Nội các) được Hiến pháp cho phép, nhưng nếu hành vi ấy lại vi phạm điều khoản Hiến pháp khác đảm bảo quyền lợi của công dân thì hành vi của chính quyền sẽ bị xem là vi hiến. Nói cách khác, mọi hành vi của chính quyền liên bang (dù trong thẩm quyền) nhưng phải không xâm phạm quyền lợi ích công dân cụ thể đã được Hiến pháp bảo vệ.
  4. Chính quyền trung ương liên bang có những quyền lực giới hạn: Các nhà lập quốc và hội nghị Hiến pháp đã nhất trí chỉ giao cho chính quyền trung ương liên bang một số quyền có giới hạn và lượng số rõ ràng. Nói cách khác, chính quyền trung ương liên bang (hành pháp liên bang, lập pháp liên bang và tòa án liên bang) chỉ có quyền hạn được quy định cụ thể trong Hiến pháp Hoa Kỳ. Vì thế mỗi khi Quốc hội Mỹ (lập pháp liên bang) thông qua một đạo luật, hay Tổng thống Mỹ (hành pháp liên bang) ban hành một pháp lệnh, hoặc Tòa án liên bang ra một phán quyết, mỗi hành động của chính quyền trung ương liên bang đều phải được quy định cụ thể trong Hiến pháp Hoa Kỳ. Còn với chính quyền địa phương (tiểu bang), họ có thể làm bất cứ điều gì họ muốn, ngoại trừ những điều bị CẤM cụ thể trong Hiến pháp Hoa Kỳ). Một số điểm cần lưu ý như sau:
  • Chính quyền trung ương không có quyền tổ chức cảnh sát: Quyền 'cảnh sát' thuộc về chính quyền địa phương (tiểu bang) và đây là một ví dụ rõ ràng nhất về sự khác biệt giữa chính quyền trung ương (liên bang) và chính quyền địa phương (tiểu bang). 'Quyền cảnh sát nói chung' (general police power) được hiểu là quyền quản lý với mục đích duy nhất là đảm bảo trị an cuộc sống cho người dân. Nghe có vẻ mâu thuẫn, nhưng thực tế chính quyền trung ương liên bang không có 'quyền cảnh sát nói chung' này. Trái lại, mỗi đạo luật liên bang hay pháp lệnh liên bang phải được cho phép bởi một điều khoản cụ thể trong Hiến pháp Hoa Kỳ (ví dụ: điều khoản Thương mại, điều khoản được thu thuế và để chi trả.v.v.)
  • Quyền thu thuế và chi trả cho trị an cuộc sống: Quốc hội Mỹ (liên bang) được Hiến pháp giao quyền "đặt ra thuế và thu thuế để trả nợ và cung cấp cho trị an cuộc sống ở Hoa Kỳ (điều 1 khoản 8)". Tuy nhiên phải hiểu rằng: quyền "đặt ra thuế và thu thuế" này phải được dùng cho việc "trả nợ và cung cấp cho trị an cuộc sống". Nói cách khác, chỉ khi nào chính quyền liên bang "cung cấp cho trị an cuộc sống" thì chính phủ mới được quyền đặt ra các loại thuế và thu thuế. Như thế nghĩa là 'quyền cảnh sát nói chung' của chính phủ liên bang là một quyền có điều kiện, chứ không phải là một quyền mặc nhiên.

Quyền lực Hiến pháp trao cho cơ quan Lập pháp (Quốc hội Hoa Kỳ)

Quốc hội Hoa Kỳ có những quyền hạn chủ yếu như sau:

  • Quyền (làm luật để) quản lý thương mại liên bang (tức là mọi giao dịch có phạm vi từ 2 bang trở lên) và quản lý ngoại thương.
  • Quyền thu thuế và chi (tiền thuế thu được)
  • Quyền quản lý Thủ Đô (District of Columbia)
  • Quyền quản lý đất đai thuộc sở hữu chính quyền liên bang
  • Quyền tuyên chiến và quyền thành lập quân đội và cấp ngân sách cho quân đội
  • Thi hành những tu chính án phát sinh trong cuộc Nội Chiến

Quyền lực Hiến pháp trao cho người đứng đầu cơ quan Hành pháp (Tổng thống)

Tổng thống có những quyền chủ yếu sau:

  • Thi hành luật do Quốc hội ban hành
  • Lãnh đạo và điều khiển quân đội với chức vụ Tổng Tư lệnh
  • Ký kết các hiệp ước với nước ngoài, nhưng các hiệp ước này phải được 2/3 Thượng viện thông qua.
  • Bổ nhiệm Đại sứ Mỹ, và có quyền (ngầm) về kiểm soát chính sách ngoại giao.
  • Bổ nhiệm các chức vụ trong bộ máy liên bang bao gồm: các chức vụ trong nội các, các thẩm phán và các đại sứ. Các chức vụ cao cấp nhất trong nội các như bộ trưởng và trưởng các cơ quan ngang bộ, các thẩm phán và các đại sứ phải được Quốc hội phê chuẩn với số phiếu đa số.
  • Ân xá các tội phạm luật liên bang trước khi bị tòa kết án
  • Phủ quyết các đạo luật Quốc hội ban hành. Nhưng Quốc hội có thể vượt qua sự phủ quyết này nếu 2/3 lưỡng viện Quốc hội biểu quyết thông qua

Quyền lực Hiến pháp giao cho Tòa án

Tòa án liên bang có thể thụ lý những vụ kiện và phân xử mọi tranh cãi trong phạm vi thẩm quyền của Tòa liên bang đã có quy định trong Hiến pháp.(Đã nói ở trên phần Thẩm Quyền của Tòa án Tối cao Liên bang)

Quyền lực Hiến pháp giao cho Đảng phái chính trị

Quyền lãnh đạo các cơ quan Lập pháp, cơ quan Hành pháp và Tòa án được Hiến pháp giao cho các cá nhân đứng đầu các cơ quan đó, không giao cho Đảng phái có ứng viên thắng cử.